Dinh
dưỡng và an toàn thực phẩm (ATTP) đang ngày càng chứng tỏ những ảnh hưởng mang
tính vĩ mô trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Những ảnh hưởng về sức
khỏe, kinh tế, xã hội bắt nguồn từ nguyên nhân do mất an toàn thực phẩm đã được
thể hiện qua các báo cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức Nông Lương thế
giới (FAO) và của các bộ ngành liên quan. Các thống kê cho thấy các bệnh lây
truyền qua thực phẩm và hậu quả của các vụ ngộ độc thực phẩm đã làm tử vong
hàng nghìn người, hàng triệu người phải nhập viện, hàng chục triệu người chịu ảnh
hưởng lâu dài về sức khỏe, về khía cạnh đời sống xã hội, ảnh hưởng tới sự phát
triển kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.
Luật
An toàn Thực phẩm là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất được xây dựng nhằm tạo
một hệ thống các quy định, yêu cầu bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh thực phẩm để bảo đảm các sản phẩm thực phẩm là an toàn cho người Việt Nam
sử dụng. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải
tuân thủ các quy định tại Luật An toàn thực phẩm, đồng thời vừa là để đảm bảo sản
xuất ra các sản phẩm an toàn, tránh các rủi ro xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm
do sản phẩm của mình sản xuất ra, vừa là trách nhiệm với người tiêu dùng nói
riêng và với cộng đồng nói chung. Một yêu cầu bắt buộc được nhấn mạnh trong Luật
An toàn Thực phẩm (Khoản 1 Điều 10) về điều kiện chung bảo đảm an toàn đối với
thực phẩm là phải “Đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về
giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc
thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có
thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Việc đáp ứng các Quy chuẩn kỹ
thuật đối với sản phẩm là một yêu cầu và chuẩn mực xuyên suốt trong hoạt động
quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm,
là tiêu chí trong hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và là chuẩn mực để người tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam lựa chọn
các sản phẩm thực phẩm để sử dụng.
Hiện
nay, các cơ quan quản lý nhà nước đang tăng cường truyền thông để định hướng
người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thực phẩm đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia, được chứng nhận phù hợp Quy chuẩn và có dấu công bố hợp quy trên nhãn. Đồng
thời, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn, hiểu biết hơn, thông
thái hơn về các sản phẩm an toàn, đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật. Trước thực tế đó
nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã quan tâm hơn đến việc áp dụng
các Quy chuẩn kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, công bố hợp quy hoặc công bố phù
hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý nhà nước, tuy nhiên nhiều
doanh nghiệp đang rất băn khoăn liên quan đến việc làm sao để được chứng nhận hợp
Quy và tổ chức nào đủ năng lực và chứng nhận hợp Quy sẽ đem lại lợi ích gì?
Trả
lời cho các câu hỏi nêu trên thì theo quy định của pháp luật (Điều 47, Luật
Tiêu chuẩn Quy chuẩn kỹ thuật) hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy thực phẩm
được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận thứ ba có đủ năng lực, độc lập, khách
quan và được cơ quan quản lý nhà nước chỉ định. Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp
quy bao gồm các bước: đánh giá sự phù hợp giữa Tiêu chuẩn cơ sở với Quy chuẩn kỹ
thuật, đánh giá điều kiện bảo đảm ATTP, lấy mẫu và thử nghiệm mẫu điển hình về
chất lượng, an toàn thực phẩm. Sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp được chứng
nhận hợp quy sẽ đem lại các lợi ích như sau:
1. Giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thực
phẩm an toàn với chất lượng và giá cả sản phẩm luôn ổn định – Thông qua việc đánh
giá chứng nhận hợp quy được thực hiện bởi Tổ chức chứng nhận bên thứ ba sẽ thiết
lập các hoạt động kiểm soát, các kiến nghị cải tiến, mang lại giá trị gia tăng,
giúp nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
2. Làm tăng sự tin tưởng của người tiêu dùng đối
với sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao
thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối - Thông qua dấu Hợp quy gắn
trên bao bì sản phẩm và thông tin, logo của Tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ
năng lực, độc lập, khách quan và được chỉ định;
3.
Dễ dàng hoàn thiện các thủ tục công bố hợp quy gửi Cục ATTP/Chi cục ATTP do hồ
sơ đăng ký đơn giản, được sự chấp nhận và tin tưởng của Cơ quan quản lý nhà nước
– Thông qua Chứng chỉ chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận bên thứ ba đủ
năng lực, độc lập, khách quan và được chỉ định (quy định tại khoản 1, Điều 5,
Nghị định 38/2012/NĐ-CP);
4.
Có thể thiết lập một hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm xuyên suốt
từ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến, đến chất lượng
sản phẩm lưu thông trên thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu
cho doanh nghiệp – Thông qua khả năng được chứng nhận theo các hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến như GMP, HACCP, ISO 22000 kết hợp với hoạt động chứng nhận
hợp quy thực phẩm bởi Tổ chức chứng nhận thứ ba.
5.
Phù hợp với yêu cầu của pháp luật, sản phẩm thực phẩm được chứng nhận phù hợp
Quy chuẩn sẽ được đánh giá cao, dễ dàng lưu thông trên thị trường, đáp ứng các
yêu cầu kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước;
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903543099-Ms Phương