Trang

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Chứng nhận hợp quy phụ gia xi măng, bê tông - 0168 802 06 55

QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm, trong đó có: Nhóm sản phẩm Phụ gia xi măng, bê tông và vữa.
Tổ chức giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert - Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy Phụ gia xi măng, bê tông và vữa;Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dưng; Chứng nhận ISO 9001:2015 trong lĩnh vực sản xuất Phụ gia xi măng, bê tông và vữa và các vấn đề pháp lý khác. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. Hotline: 0168 802 06 55.
So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ sung một số nội dung chủ yếu trong việc chứng nhận hợp quy Nhóm sản phẩm Phụ gia xi măng, bê tông và vữa như sau:
-         Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
-         Nhóm sản phẩm Phụ gia xi măng, bê tông và vữa: nhóm phụ gia hoạt tính (tự nhiên và nhân tạo) và phụ gia đầy cho bê tông được thể hiện chung trong phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn – TCVN 8825:2011, bổ sung phụ gia tro bay hoạt tính cho bê tông, vữa xây và xi măng.
-         Doanh nghiệp sản xuất trong nước và áp dụng chứng nhận theo Phương thức 5 phải áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:
-         Chứng nhận hợp quy (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
-         Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).

Phương thức chứng nhận hợp quy:
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD
Theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD thì phương thức đánh giá sự phù hợp được tiến hành như sau:
-         Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
-         Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đạidiện của lô sản phẩm. Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011.
-         Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước phương thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2 -Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
-         Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 7 (phụ lục 2 - Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận hợp quy sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
Giai đoạn 1: Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp
-         Doanh nghiệp cung cấp liên quan tới sản phẩm, quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
-         Vietcert lập kế hoạch, hoàn thiện hồ để tiến hành đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở
-         Vietcert đánh giá sơ bộ ban đầu về điều kiện chứng nhận tại cơ sở.
-         Tư vấn khắc phục những điểm chưa phù hợp với điều kiện chứng nhận cho Doanh nghiệp.
Giai đoạn 3: Đánh giá chính thức
-         Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm (đối với phương thức 5), hoặc
-         Kiểm tra thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm (phương thức 7).
-         Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá so với các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật.
Giai đoạn 4: Báo cáo đánh giá; cấp giấy chứng nhận
-         Vietcert xem xét hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Giai đoạn 5: Công bố hợp quy
-         Vietcert hoàn thiện hồ sơ công bố hợp quy phân bón the quy định pháp luật.
-         Vietcert hướng dẫn thủ tục nộp hồ sơ công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian:
-         Chứng nhận hợp quy: 45 ngày
-         Công bố hợp quy: 30 ngày

Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0168 802 06 55 - Mr.Duy
Email: vietcert.kinhdoanh57@gmail.com
Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Chứng nhận hợp quy cho phụ gia xi măng, bê tông và vữa - 0168 802 06 55

Phụ gia là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng nó kết hợp với các loại xi măng, bê tông và vữa giúp công trình đạt chất lượng hơn.
Nhằm dảm bảo an toàn cho người sử dụng, việc Chứng nhận hợp quy phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa là hoàn toàn bắt buộc với những đơn vị có sản phẩm theo quy định của Bộ Xây dựng
Lý do phải chứng nhận hợp quy phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa:
- Phụ gia tuy rất cần thiết trong quá trình xây dựng nhưng nếu không biết kết hợp đúng liều lượng hay tính chất với xi măng, bê tông và vữa hoặc sử dụng các loại phụ gia không rõ nguồn gốc thì có thể gây ảnh hưởng xấu đến bê tông, xi măng và vữa như bê tông sẽ bị phá hoại...
- Căn cứ theo QCVN 16:2014/BXD là quy chuẩn hàng hóa về các sản phẩm vật liệu xây dựng ban hành kèm theo thông tư số 15/2014/TT-BXD của Bộ Xây Dựng bắt buộc phải tiến hành công bố chứng nhận hợp quy với các sản phẩm hàng hóa thuộc danh mục vật liệu xây dựng(VLXD) trên. Phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa là loại vật liệu thuộc nhóm danh mục VLXD nên cần chứng nhận hợp quy để đảm bảo chất lượng trước khi được lưu hành sử dụng.

Một số loại phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa cần chứng nhận hợp quy
- Phụ gia khoáng cho xi măng;
- Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng;
- Phụ gia công nghệ cho xi măng;
- Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa;
- Phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn;
- Phụ gia hóa học cho bê tông;
- Phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho xi măng, bê tông và vữa;
Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa;
- Bản công bố hợp quy; Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (đặc điểm, tính năng, công dụng….);
- Kết quả thử nghiệm; Kết quả hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thí nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan ban hành quy chuẩn chỉ định.
- Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001.
- Kế hoạch giám sát định kỳ.
- Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
Những thông tin chúng tôi cung cấp bên trên có điều gì còn thắc mắc cũng như mọi nhu cầu của quý khách cần về chứng nhận hợp quy phụ gia cho xi măng bê tông và vữa hãy liên hệ ngay cho Vietcertchúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tối đa và hỗ trợ về pháp lý thủ tục một cách tiết kiệm nhất. Hotline: 0168 802 06 55 tư vấn hoàn toàn miễn phí trên mọi tỉnh thành.

Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0168 802 06 55 - Mr.Duy
Email: vietcert.kinhdoanh57@gmail.com
Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Chứng nhận hợp quy clanhke xi măng và xi măng - 0168 802 06 55

1. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật
Chứng nhận Clanke xi măng và xi măng là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn (chứng nhận hợp quy), xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Clinker xi măng là sản phẩm thu được sau khi nung hỗn hợp nguyên liệu có thành phần cần thiết đến kết khối để tạo thành các khoáng chủ yếu gồm canxi silicát độ kiềm cao cũng như canxi alumiát và canxi alumôferít, được sử dụng để sản xuất xi măng.
Xi măng là một keo hóa học phức tạp khi được trộn với nước, và bất cứtrơ bền vật liệu khác như: cát và đá, và sẽ thiết lập cứng như đá và vẫn còn rất bền để tác động, nhiệt, mài mòn và thời tiết. được sử dụng trong xây dựng.
Đối tượng áp dụng QCVN 16:2014/BXD Chứng nhận Clanke xi măng và xi măng:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước;
- Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan;
- Các tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp các sản phẩm, hàng hoá nhóm vật liệu xây dựng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng
Ngày 07 tháng 12 năm 2015, Bộ Xây dựng ra quyết định số 1394/QĐ-BXD chỉ định Viện năng suất chất lượng Deming thực hiện việc Thử nghiệm/Chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2014/BXD nhóm vật liệu xây dựng.
Do đó, sản phẩm Clanke xi măng và xi măng sản xuất trong nước hay nhập khẩu sẽ phải được chứng nhận phù hợp quy chuẩn theo QCVN 16:2014/BXD trước lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Quy chuẩn này không áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 16:2011) về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

3. Hướng dẫn chứng nhận hợp quy
- Liên hệ tới đơn vị được chỉ định để được tư vấn về lô hàng;
- Điền thông tin vào bản “Đăng ký Chứng nhận”
- Mang hồ sơ lô hàng theo bản đăng ký tới văn phòng chứng nhận (Hợp đồng; Vận đơn; Hóa đơn…)
- Thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn;
- Khi đầy đủ bộ hồ sơ theo đăng ký, cùng với kết quả thử nghiệm mẫu đạt thỳ văn phòng chứng nhận sẽ cấp “Giấy chứng nhận” cho lô hàng hóa đó.
- Nộp hồ sơ lên Sở xây dựng (tại địa phương) công bố hợp quy.
4. Phương thức chứng nhận:
Chứng nhận theo phương thức 5 cho đơn vị sản xuất trong nước;
Chứng nhận theo phương thức 7 và 8 cho đơn vị nhập khẩu;
Có thử nghiệm.

Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0168 802 06 55 - Mr.Duy
Email: vietcert.kinhdoanh57@gmail.com
Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CỬA SỔ CỬA ĐI - CỬA KIM LOẠI – 0168 802 0655

QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm, trong đó có: Cửa sổ, cửa đi bằng Kim loại.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert - Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy Cửa sổ, cửa đi; Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dưng; Chứng nhận ISO 9001:2008 trong lĩnh vực sản xuất Cửa sổ, cửa đi và các vấn đề pháp lý khác. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. Hotline: 0168 802 0655

So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ sung một số nội dung chủ yếu trong việc chứng nhận hợp quy Nhóm sản phẩm Cửa sổ, cửa đi như sau:
- Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Nhóm sản phẩm Cửa sổ, cửa đi: quy định về việc bắt buộc chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông ra thị trường. So với quy định cũ, trước đây Nhóm sản phẩm của số, cửa đi chỉ cần công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp chuẩn theo Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 7451:2004.
- Doanh nghiệp sản xuất trong nước và áp dụng chứng nhận theo Phương thức 5 phải áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy
Chứng nhận hợp quy (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
Thời gian:
- Chứng nhận hợp quy: 45 ngày
- Công bố hợp quy: 30 ngày

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0168 802 06 55 - Mr.Duy
Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng.

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SỨ VỆ SINH – 0168 802 0655

QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm, trong đó có: Nhóm sản phẩm Sứ vệ sinh.

So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ sung một số nội dung chủ yếu trong việc chứng nhận hợp quy Nhóm sản phẩm Sứ vệ sinh như sau:
- Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Nhóm sản phẩm Sứ vệ sinh: Nhóm sứ vệ sinh là nhóm sản phẩm được bổ sung trong QCVN 16:2014/BXD, nhóm sản phẩm này phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Trước đây, nhóm sản phẩm này chỉ chủ yếu phải thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng, kiểm nghiệm chất lượng theo yêu cầu pháp luật. Hiện nay, việc chứng nhận hợp quy là bắt buộc đối với sản phẩm Sứ vệ sinh nói riêng, sản phẩm vật liệu xây dựng nói chung
- Doanh nghiệp sản xuất trong nước và áp dụng chứng nhận theo Phương thức 5 phải áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert - Hỗ trợ tư vấn miễn phí, thực hiện hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới Chứng nhận hợp quy Sứ vệ sinh; Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dưng; Chứng nhận ISO 9001:2008 trong lĩnh vực sản xuất Sứ vệ sinh và các vấn đề pháp lý khác. Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và được hưởng dịch vụ tốt nhất. Mr. Duy: 0168 802 0655
Chứng nhận hợp quy (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3 - Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0168 802 06 55 - Mr.Duy
Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu - 0168 802 0655

Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu
(Đánh giá sự phù hợp do Tổ chức giám định, chứng nhận thực hiện)
Bắt đầu từ ngày 21 tháng 3 năm 2016, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN của Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu có hiệu lực và thay thế Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN.
Theo đó, Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép phải:
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực) cho hàng hóa trong hợp đồng nhập khẩu.
- Thép nhập khẩu phải được Kiểm tra chất lượng (đánh giá sự phù hợp bởi tổ chức đánh giá sự phù hợp) được chỉ định bởi Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Thép nhập khẩu phải được Kiểm tra nhà nước chất lượng
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai dịch vụ Công bố tiêu chuẩn áp dụng; Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu; Kiểm tra nhà nước thép nhập khẩu… Dịch vụ của chúng tôi với cam kết: Nhanh chóng, hiệu quả và chi phí hợp lý. Với các dịch vụ hỗ trợ trọn gói: tư vấn, soạn hồ sơ, tiến hành thủ tục… Liên hệ: 0168 802 0655

Việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp chất lượng thép nhập khẩu được thực hiện theo hình thức kiểm tra tại nguồn hoặc đánh giá sự phù hợp theo lô hàng hóa.
1. Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại nguồn (tại nước xuất khẩu):
Việc đánh giá sự phù hợp của sản phẩm thép được thực hiện theo phương thức 5 (Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sảnxuất) quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện, cụ thể:
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, lập kế hoạch, chương trình đánh giá và tổ chức thực hiện việc đánh giá trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đăng ký và báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức chứng nhận, trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cử thành viên giám sát hoạt động đánh giá chứng nhận tại nước xuất khẩu của tổ chức chứng nhận. Chi phí cho các thành viên giám sát này do tổ chức chứng nhận bảo đảm, mức chi quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
Bước 2: Thực hiện đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, lấy mẫu điển hình tại nơi sản xuất theo quy định, gửi thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm. Nếu kết quả đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và kết quả thử nghiệm mẫu điển hình đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực 03 năm cho tổ chức, cá nhân.
Kết thúc quá trình đánh giá, tổ chức chứng nhận có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ đánh giá và báo cáo kết quả về Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Trong thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp, tổ chức chứng nhận phải thực hiện việc đánh giá giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc lấy trên thị trường (tại cửa khẩu nhập khẩu) kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất tại nơi sản xuất với tần suất không quá 12 tháng/lần. Kết quả đánh giá giám sát là căn cứ để tổ chức chứng nhận duy trì hoặc đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp.
2. Phương thức, nội dung đánh giá sự phù hợp chất lượng thép nhập khẩu theo lô hàng hóa
- Để thực hiện phương thức này, cần có hồ sơ đánh giá sự phù hợp đối với thép nhập khẩu. Nếu đã có kết quả thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức thử nghiệm nước ngoài được thừa nhận hoặc được Bộ Công Thương chỉ định thì tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện kiểm tra hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép và cấp chứng thư giám định hoặc giấy chứng nhận cho lô hàng.
- Tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện kiểm tra hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép, lấy mẫu của lô hàng để thử nghiệm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng tại tổ chức thử nghiệm do Bộ Công Thương chỉ định.
Nếu kết quả thử nghiệm phù hợp, tổ chức giám định cấp chứng thư giám định cho lô hàng hoặc tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận cho lô hàng. Nếu kết quả thử nghiệm không phù hợp, tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận cấp thông báo lô hàng không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng tương ứng.
Thời gian thực hiện: 3 ngày

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0168 802 06 55 - Mr.Duy
Email: vietcert.kinhdoanh57@gmail.com
Địa chỉ trụ sở chính: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng.